Thỏa thuận tài chính Dự án Hợp tác Hiệu quả Năng lượng Hàng hải toàn cầu (GloMEEP)

Dự án GloMEEP về việc “Chuyển giao Công nghệ Giao thông vận tải Hàng hải toàn cầuhướng tới Giảm thiểu lượng Carbon thông qua việc Nâng cao Năng lượng Hiệu quả", sẽ tập trung đặc biệt vào việc xây dựng năng lực thực hiện các biện pháp kỹ thuật và vận hành ở các nước đang phát triển, nơi vận tải biển ngày càng phát triển. Mục đích là để thúc đẩy mộtngành hàng hải sinh ra lượng carbon thấp, nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi của khí thải vận tải biển đối với biến đổi khí hậu, quá trình axit hóa đại dương và chất lượng không khítại khu vực.

Một khía cạnh đặc biệt thú vị là vai trò xúc tác của dự án trong quan hệ đối tác khu vực công-tưtrong khuôn khổ dự án, thông qua Liên minh Công nghiệp toàn cầu (GIA) mới đối với vấn đềhiệu quả năng lượng hàng hải. Sự tham gia được dự đoán từ các công ty tư nhân hàng đầu,bao gồm các tổ chức được phân cấp, các nhà máy đóng tàu, chủ tàu, người khai thác tàu, các nhà cung cấp thiết bị hàng hải, các nhà khai thác cảng biển, và các nhà cung cấp tư vấn và hệ thống quản lý hàng hải.    

IMO sẽ phối hợp với UNDP thực hiện dự án GloMEEP được GEF tài trợ. Mười nước thành viên IMO đã đăng ký tham gia dự án GloMEEP như các nước thí điểm đi đầu: Argentina, Trung Quốc, Georgia, Ấn Độ, Jamaica, Malaysia, Morocco, Panama, Philippines và Nam Phi. Cácnước này sẽ được hỗ trợ tiếp cận nhanh chóng để có được chính sách, pháp luật phù hợp, vàcải cách thể chế, dẫn dắt hành động của chính phủ quốc gia và khu vực, sự đổi mới ngànhhàng hải để hỗ trợ việc thực hiện có hiệu quả các yêu cầu về hiệu suất năng lượng của IMO.

Bên cạnh tài trợ GEF dành cho dự án GloMEEP, các quỹ khác sẽ được huy động dưới hình thức hiện vật hoặc tài trợ với tổng giá trị của dự án là 13,8 triệu đô la Mỹ.

Một số sự kiện liên quan đến việc thực hiện các dự án GloMEEP dự kiến sẽ được tổ chứccùng với hai ngày khai mạc Hội nghị Vận tải biển Sẵn sàng – Tương lai 2015, Hội nghị quốc tế về Chuyển giao Công nghệ Hàng hải và Xây dựng Năng lực  được IMO phối hợp với  Singapore tổ chức tại Singapore vào ngày 28-29 tháng 9 năm 2015. Hội nghị sẽ tập hợp các nhà lãnh đạo hàng hải để thảo luận về cách thức khuyến khích phát triển công nghệ vận tải biển năng lượng hiệu quả. Lễ ra mắt chính thức và việc vận hành của dự án GloMEEP, các cuộc họp nhóm công tác dự án toàn cầu sẽ được tổ chức trong và sau hội nghị.  

Các biện pháp năng lượng hiệu quả kỹ thuật và hoạt động bắt buộc đã được thông qua bởi các Bên tại Phụ lục VI của Công ước Quốc tế về Ngăn ngừa Ô nhiễm từ Tàu biển (MARPOL) vào tháng 7 năm 2011 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2013. Những quy định bắt buộctuân thủ Chỉ số thiết kế năng lượng hiệu quả (EEDI) đối với một số loại tàu mới, và Kế hoạchQuản lý Hiệu quả năng lượng (SEEMP) đối với tất cả các tàu. Kể từ khi các quy định về hiệu quả năng lượng đối với tàu có hiệu lực vào năm 2013, nhiều công việc đã được thực hiện đểmở rộng phạm vi áp dụng của EEDI để bao gồm một số loại tàu bổ sung, tăng cường hướng dẫn nhằm hỗ trợ việc thực hiện thống nhất và thúc đẩy chuyển giao công nghệ.

Nghiên cứu thứ ba của IMO về phát thải khí nhà kính từ tàu (2014) ước tính rằng vận tải biểnquốc tế phát thải 796 triệu tấn carbon dioxide (CO2) trong năm 2012, giảm từ 885 triệu tấn trong năm 2007 và chiếm 2.2% lượng khí thải CO2 toàn cầu trong năm 2012, giảm từ 2,8%trong năm 2007. Tuy nhiên, nghiên cứu kịch bản "thương mại như vốn có" dự báo tăng trưởng khí thải CO2 trong vận tải biển quốc tế từ 50% đến 250% trong giai đoạn đến năm 2050, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế và năng lượng trong tương lai.

Nguồn: www.imo.org