Dự Án

Một số dự án tiêu biểu Daivietcontrol đấu thầu thành công, đã và đang triển khai thực hiện:

 

1. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1

Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng - CTCP ký hợp đồng thi công hạng mục Civil & Architectural Works for Power Block and FGS Areas - Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình. Dự án xây dựng tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, do Tập đoàn điện lực Việt Nam làm Chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư của Dự án hơn 26,5 nghìn tỷ đồng.

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 gồm 2 tổ máy, tổng công suất lắp đặt là 600MW, sản lượng điện phát hàng năm là 3,6 tỷ kWh, được xây dựng trên diện tích 115ha, tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Tổng mức đầu tư cho dự án là 26,5 nghìn tỉ đồng, trong đó vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản là 85%, 15% còn lại là vốn đối ứng của EVN.
Theo kế hoạch, tổ máy số 1 sẽ được hoàn thành, đưa vào vận hành sau 43 tháng (quý IV/2017) và tổ máy số 2 sẽ đưa vào vận hành sau 49 tháng. Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ tăng cường năng lực cung ứng phát điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực Đồng bằng sông Hồng, qua đó góp phần giảm sự phụ thuộc của hệ thống điện vào nguồn thủy điện, đặc biệt vào mùa khô và các năm cạn kiệt, tăng tính an toàn, ổn định, kinh tế cho vận hành hệ thống điện.

2. Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 với hai tổ máy có tổng công suất 1200 MW, được xây dựng tại thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm Chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư khoảng 1.250 triệu USD.

Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng đảm nhận một số hạng mục chính trong Hợp đồng EPC (Thiết kế, cung cấp thiết bị, lắp đặt, xây dựng, chạy thử, chuyển giao công nghệ) của dự án. Phạm vi công việc gồm: Hệ thống cấp than, cấp dầu; Các kho chứa nhiên liệu, vật tư; Trạm phân phối điện và một số hạng mục khác với tổng giá trị ước tính khoảng 700 tỷ đồng. Dự kiến gói EPC sẽ khởi công vào đầu tháng 9/2009 và hoàn thành sau 42 tháng.

3.Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3

Là một trong 3 nhà máy của Trung tâm Điện lực Duyên Hải, do EVN làm chủ đầu tư, Ban QLDA Nhiệt điện 3 thuộc EVN chịu trách nhiệm quản lý dự án. Dự án do Liên danh Nhà thầu CHENGDA – DEC - SWEPDI – ZEPC làm tổng thầu EPC, Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 3 cùng Tư vấn phụ nước ngoài là tư vấn giám sát thi công (bao gồm phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công). Điện từ nhà máy sẽ được đấu nối với hệ thống điện Quốc gia thông qua sân trạm 500kV.

Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 có hai tổ máy, tổng công suất lắp đặt 1.244MW (2x622MW), sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 7,8 tỷ kWh. Tổng mức đầu tư dự án là 28.463,409 tỷ đồng, trong đó giá trị gói thầu EPC là 1.177.527.060 USD (tương đương 22.292,942 tỷ đồng) gồm 85% vốn vay của Trung Quốc, 15% là vốn đối ứng của EVN. Đây là nhà máy nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, sử dụng nhiên liệu than, thông số hơi dưới tới hạn, công nghệ đốt hiện đại phù hợp với than Antraxit Việt Nam (Hòn Gai - Cẩm Phả), đảm bảo các chỉ tiêu cao về độ sẵn sàng, hiệu suất, tính ổn định, an toàn và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường do áp dụng các phương pháp lọc bụi, khử NOx và SOx thông qua các thiết bị hiện đại và tiên tiến hiện nay. Nhiên liệu sử dụng cho nhà máy là than nội địa của Việt Nam và dự kiến là than cám 6A (Hòn Gai – Cẩm Phả) theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Than sẽ được vận chuyển đến nhà máy bằng phương tiện vận tải thuỷ có tải trọng đến 30.000DWT. Nhu cầu tiêu thụ than cho nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 khoảng 3,6 triệu tấn/năm.

4. Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 Mở rộng

Thuộc Trung tâm  Điện lực Duyên Hải bao gồm 1 tổ máy công suất 660 MW và bến cảng số 2 (gồm bến, cầu cảng và phần nạo vét trước bến) phục vụ tiếp nhận than, dầu. Tổng mức đầu tư của dự án là 22.774 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ 82 triệu USD). Hợp đồng EPC có tổng giá trị 891.647.395 USD, trong đó, 85% vốn vay thương mại nước ngoài, 15% giá trị còn lại là vốn đối ứng của chủ đầu tư.

Dự án do Tổng Công ty Phát điện 1 làm Chủ đầu tư, Ban QLDA Nhiệt điện 3 là đại diện Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý dự án. Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng là một trong 4 nhà máy nhiệt điện của Trung tâm Điện lực Duyên Hải với tổng công suất 4348 MW. Dự án thuộc Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Tổng sơ đồ VII) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/07/2011. Đây là dự án cấp bách cấp điện cho miền Nam từ năm 2018 đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2414/QĐ-TTg ngày 11/12/2013 “Về việc điều chỉnh danh mục, tiến độ một số dự án điện và quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư các công trình điện cấp bách trong giai đoạn 2013 – 2020”.

Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 Mở rộng là nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu than, công nghệ lò đốt than phun, đảm bảo các chỉ tiêu cao về hiệu suất, tính ổn định, an toàn và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường thông qua các thiết bị hiện đại và tiên tiến hiện nay. Than cung cấp cho nhà máy được nhập khẩu bằng đường biển thông qua bến cảng có khả năng tiếp nhận tàu 30.000DWT.

Tập đoàn Sumitomo – Nhật Bản làm tổng thầu EPC cho dự án, Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 2 cùng Tư vấn phụ nước ngoài là tư vấn giám sát thi công (bao gồm phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công). Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 Mở rộng được đấu nối với hệ thống điện quốc gia thông qua cấp điện áp 500KV.

5. Nhà máy điện Formosa Hà Tĩnh

Theo dự án đầu tư giai đoạn 1, Nhà máy nhiệt điện của Công ty Formosa Hà Tĩnh có tổng công suất 650MW, bao gồm 5 tổ máy được Công ty Formosa Hà Tĩnh triển khai giai đoạn 1 trong tổng số 1.500MW của toàn bộ dự án.

Hiện nay đã hoàn thành đưa vào hoạt động Tổ máy đốt than số 1 có công suất 150 MW vận hành và hoà lưới điện thành công.

Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng 05 tổ máy, Công ty Formosa Hà Tĩnh sẽ cung ứng 470 MW phục vụ các hạng mục luyện thép trong giai đoạn 1 của dự án và 180 MW còn lại sẽ được bán cho EVN để hòa lưới điện quốc gia.

6. Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex, Hải Phòng)

Nhà máy 7.000 tỉ đồng ... “đắp chiếu”

Chủ đầu tư : PVTEX
Gía trị PVME thực hiện : 40.545.160.000 VND
Các hạng mục PVME thi công : Hệ thống điện, chiếu sáng, vận hành và bảo trì Trạm biến áp
Vị trí : Khu CN Đình Vũ - Hải Phòng
Thời gian : 2010


Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ - Hải Phòng

Đây là nhà máy đầu tiên và có quy mô lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất xơ sợi Polyester từ nguyên liệu chính là PTA và MEG- các sản phẩm của ngành công nghiệp dầu lửa với công nghệ tiên tiến và hiện đại.

Dự án nhà máy xơ sợi tổng hợp do Công ty cổ phần Hóa dầu và xơ sợi tổng hợp Petrovietnam- Vinatex (PVTEX) Đình Vũ làm chủ đầu tư, liên doanh giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dệt may. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 15 ha tại KCN Đình Vũ, tổng mức đầu tư hơn 324,85 triệu USD, công suất 500 tấn xơ sợi/ngày tương đương 175.000 tấn/năm.

Đây là nhà máy đầu tiên và có quy mô lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất xơ sợi polyester từ nguyên liệu chính là PTA và MEG- các sản phẩm của ngành công nghiệp dầu lửa với công nghệ tiên tiến và hiện đại. Xơ sợi polyester là nguyên liệu đầu vào quan trọng của ngành Dệt may nhưng sản xuất trong nước mới đáp ứng 5-10% nhu cầu, phần còn lại phải nhập khẩu.

Dự án nằm trong quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp hoá chất Việt Nam đến năm 2010 (có tính đến năm 2020) được Chính phủ phê duyệt. Dự kiến, sau khi đi vào hoạt động, nhà máy tạo việc làm cho 550 lao động thường xuyên, doanh thu khoảng 300 triệu USD/năm, nộp thuế 2 triệu USD/năm; góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư và thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố Hải Phòng.

7. Dự án thủy điện Nho Quế 3

*

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Bitexco – Nho Quế

Loại công trình: Thuỷ điện

Thời gian bắt đầu: 2007 

Thời gian kết thúc: 2011

Điện lượng: 507,59 triệu kWh/năm

Thuỷ điện Nho Quế 3 được triển khai xây dựng nhằm khai thác tiềm năng của vùng đất Hà Giang. Khi đưa vào sử dụng, công trình sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội nơi đây.

Sau 3 năm xây dựng, cả 2 tổ máy phát điện có công suất 110MW của Nhà máy thủy điện Nho Quế 3 đã chính thức đi vào hoạt động ổn định, hoà lưới điện quốc gia cung cấp sản lượng điện hằng năm khoảng 500Kwh, giúp nâng cao đời sống xã hội cho dân nghèo vùng cao, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Mèo Vạc nói riêng. Việc đưa nhà máy Nho Quế 3 đi vào hoạt động là bước tiến quan trọng vững chắc trong lĩnh vực đầu tư vào thuỷ điện của Tập đoàn Bitexco.